Hướng dẫn làm bài văn thuyết minh về cây lúa việt nam
Các em học sinh lớp 9 thân mến, để làm tốt được bài thuyết minh này chúng ta cần nắm vững một số điểm cốt lõi, hi vọng các bạn đạt được ...
http://baihocmoi.blogspot.com/2013/12/huong-dan-lam-bai-van-thuyet-minh-ve.html
Các em học sinh lớp 9 thân mến, để làm tốt được bài thuyết minh này chúng ta cần nắm vững một số điểm cốt lõi, hi vọng các bạn đạt được điểm thật cao trong bài viết văn này này.
Đề bài: Thuyết minh về cây lúa Việt Nam
Trước khi các em làm bất cứ một bài văn thuyết minh nào, cũng cần phải tổng hợp trong đầu mình hoặc tìm hiểu thêm những kiến thức khoa học về thứ các em cần thuyết mình. Nếu bài được cho về nhà làm thì tốt quá, chúng ta có điều kiện đề hoàn thiền bài tốt hơn vì về nhà sẽ biết nhiều thông tin hơn. Mục đích của bài thuyết minh là cũng cấp kiến thức khoa học cho người đọc. Cho nên, khi các em làm bài thuyết minh về cây lúa cũng vậy, các em cần tìm hiểu những thông tin về cây lúa.
Gợi ý các em tìm những thông tin sau: Cây lúa là gì, cây lúa có từ bao giờ, đặc điểm của cây lúa như thế nào, cây lúa sử dụng trong đời sống hàng ngày như thế nào, ...... không phải tất cả thông tin ta tìm hiểu được đều dùng vào trong bài thuyết minh nhưng dựa vào đó để chúng ta logic hoá bài viết của mình. Các em hiểu không? Có nghĩa là lập luận của chúng ta sẽ chặt chẽ hơn. (Baihocmoi.com)
Sau đây là một số thông tin về cây lúa được tổng hợp trên Wikipedia :
Lúa trong bài này nói tới hai loài (Oryza sativa và Oryza glaberrima) trong họ Poaceae, có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khu vực đông nam châu Á và châu Phi. Hai loài này cung cấp hơn 1/5 toàn bộ lượng calo tiêu thụ bởi con người. Lúa là các loài thực vật sống một năm, có thể cao tới 1-1,8 m, đôi khi cao hơn, với các lá mỏng, hẹp bản (2-2,5 cm) và dài 50–100 cm. Các hoa nhỏ tự thụ phấn mọc thành các cụm hoa phân nhánh cong hay rủ xuống, dài 30–50 cm. Hạt là loại quả thóc (hạt nhỏ, cứng của các loại cây ngũ cốc) dài 5–12 mm và dày 2–3 mm. Cây lúa non được gọi là mạ. Sau khi ngâm ủ, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính. Sản phẩm thu được từ cây lúa là thóc. Sau khi xát bỏ lớp vỏ ngoài thu được sản phẩm chính là gạo và các phụ phẩm là cám và trấu. Gạo là nguồn lương thực chủ yếu của hơn một nửa dân số thế giới (chủ yếu ở châu Á và châu Mỹ La tinh), điều này làm cho nó trở thành loại lương thực được con người tiêu thụ nhiều nhất. Trong tiếng Anh, từ rice (lúa, gạo) có nguồn gốc từ arisi trong tiếng Tamil.
Do còn nhiều thông tin, không thể đăng hết được các em tìm hiểu thêm tại đây: http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%BAa
Tìm thông tin về cây lúa xong chúng ta làm gì, chúng ta viết văn luôn, thế cũng được, nhưng mà vẫn chưa hay. Các em nên tìm những ca dao về cây lúa, những câu thơ về cây lúa Việt Nam để sử dụng trong bài viết văn của chúng ta trở nên có hồn hơn, hay hơn.
Ví dụ nhé: Việt Nam đất nước ta ơi,
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Từ giờ, chúng ta đã có những "công cụ" cần thiết để làm việc rồi nhé, chúng ta bắt đầu nào:
Các em tổng hợp những thông tin trên, xử lí bằng đầu óc các em, tự hỏi, ta viết gì bây giờ, bắt đầu từ đâu quan trọng lắm. Từ đó ta mới có thể viết được dàn ý của bài thuyết mình này. Dưới đây là cấu trúc dàn ý gọi là ví dụ nhé:
Dàn ý bài viết thuyết minh về cây lúa
Dàn ý thuyết minh về cây lúa nước Việt Nam
I). Mở bài:
- Từ bao đời nay, cây lúa đã gắn bó và là một phần không thể thiếc của con người Việt Nam
- Cây lúa đồng thời cũng trở thành tên gọi của một nền văn minh – nền văn minh lúa nước.
II). Thân bài:
1. Khái quát: - Cây lúa là cây trồng quan trọng nhất thuộc nhóm ngũ cốc.
- Là cây lương thực chính của người dân Việt Nam nói chung và của Châu Á nói riêng.
2. Chi tiết:
a. Đặc điểm, hình dạng, kích thước:
- Lúa là cây có một lá mầm, rễ chùm.
- Lá bao quanh thân, có phiến dài và mỏng.
- Có 2 vụ lúa: chiêm, mùa.
b. Cách trồng lúa: phải trải qua nhiều giai đoạn:
- Từ hạt thóc nảy mầm thành cây mạ.
- Rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng
- Ruộng phải cày bừa, làm đất, bón phân.
- Ruộng phải sâm sấp nước.
- Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi phải làm có, bón phân, diệt sâu bọ.
- Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô, xay xát thành hạt gạo…
c. Vai trò của cây lúa và hạt gạo:
- Vấn đề chính của trồng cây lúa là cho hạt lúa, hạt gạo.
- Có nhiều loại gạo: gạo tẻ, gạo nếp (dùng làm bánh chưng, bánh dày)…
* Gạo nếp dùng làm bánh chưng, bánh dày hay đồ các loại xôi.
* Lúa nếp non dùng để làm cốm.
- Lúa gạo làm được rất nhiều các loại bành như: bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ, bánh phở, cháo,…
Nếu không có cây lúa thì rất khó khăn trong việc tạo nên nền văn hóa ẩm thực độc đáo của Việt Nam.
d. Tác dụng:
- Ngày nay, nước ta đã lai tạo được hơn 30 giống lúa được công nhận là giống lúa quốc gia.
- Việt Nam từ một nước đói nghèo đã trở thành một nước đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan về sản xuất gạo.
- Cây lúa đã đi vào thơ ca nhạc họa và đời sống tâm hồn của người Việt Nam
III). Kết bài:
- Cây lúa vô cùng quan trọng đối với đời sống người Việt
- Cây lúa không chỉ mang lại đời sống no đủ mà còn trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt.
Có dàn ý rồi, các em dùng những lời văn của mình để diễn bài viết ra nhé, càng trơn tru logic thì càng điểm cao. Các em có thể tham khảo các bài viết dưới đây được viết bởi các bạn học sinh nhé:
Chúc các em có bài viết thật hay, đạt điểm cao. Hãy đăng bài viết lên đây để chia sẻ cho các bạn cùng đọc nhé, thân mến.