Người giỏi dễ bị thất nghiệp ?
Thất nghiệp - Từ này tôi nghe đi nghe lại không biết bao nhiêu lần trong những năm trở lại đây, vấn đề này trở thành nỗi trăn trở của nhi...
http://baihocmoi.blogspot.com/2013/12/nguoi-gioi-de-bi-that-nghiep.html
Hôm nay tôi lại muốn các bạn nghe lại từ này một lần nữa, nhưng không phải để các bạn thêm phần mệt mỏi mà tôi muốn chia sẻ cho các bạn sự thất nghiệp qua phân tích năng lực của lớp trẻ có pha một chút sắc màu chủ quan của mình.
Thế nào là một người giỏi ?
Tôi nghĩ một người giỏi là người bị giới hạn kiến thức ít hơn người bình thường. Tức là họ biết nhiều hơn, và những thứ họ biết được chuyển hóa thành kinh nghiệm, thành kiến thức của họ, sự hiểu biết của họ hơn người.Đặc điểm của người giỏi thường họ nghĩ khác về bản thân họ, ở đây tôi không nói sự kiêu ngạo, họ là con người nghĩ mình làm được nhiều thứ và thực tế họ có thể làm được nhiều thứ, những thứ đó thường cao hơn người bình thường.
Tại sao người giỏi dễ thất nghiệp hơn ?
Như tôi đã nói ở trên, người giỏi hiểu biết nhiều hơn, cho nên họ thường tự tin về khản năng của mình. Họ cũng tin sẽ có công việc tốt, có vị trí cao nên thường họ bỏ qua những "việc vặt", họ lao đầu theo đuổi những công việc mà cho đó mới là phù hợp với họ. Trong khi các "việc vặt" mà họ nghĩ là con đường hẹp nhưng an toàn, có thể dẫn họ đến đường lớn vào một ngày nào đó. Quy luật ở đời giường như chẳng có thay đổi nhiều, có bé mới có lớn. Sự nghiệp cũng vậy, bắt đầu từ những nhánh rẽ chẳng có gì là thấp kém cả. Nhưng người giỏi không nghĩ được điều này, họ phải tìm ngay con đường lớn rộng mở ngay trước mắt họ. Tìm đến bao giờ?Dạo quanh mấy tờ báo chắc bạn cũng thấy mấy qua mấy cái tiêu đề Cư nhân A, Cư nhân B tốt nghiệp ngành này ngành nọ thất nghiệp, thạc sĩ đi làm phụ hồ,... nếu năng lực họ tương xứng với trình độ ấy, chẳng phải lí do tôi nêu trên là đúng hay sao?
Từ ngày đang còn học phổ thông, những người này học hành tiến bộ, khi tới thời điểm chọn trường, chọn ngành, họ đăng kí các ngành nóng nhất, các trường hàng đầu rồi thất bại, họ lại trách số phận, thậm chí nghĩ đến con người ra đi mãi mãi, trong khi kiến thức thì nhiều mà cái không biết được mình đã bỏ quên gia đình, bỏ quên anh em. Phụ công sức cha mẹ nuôi hàng ấy năm. Lúc đó mấy ai ngó xem mấy trường khác điểm thấp hơn, đầu vào dễ dàng hơn không? Hay chỉ là đăng kí tạm thời rồi ẩn mình tiếp tục luyện thi không bỏ cuộc. Tôi nghĩ như thế không sai. Có ý chí là tốt. Nhưng đến đây, tôi muốn nói người giỏi cần đánh giá năng lực của mình. Bạn giỏi đến đâu?
Có phải người không giỏi tìm việc dễ hơn không?
Cũng đúng, thực tế đã nói lên điều đó.
Các trường lấy điểm thấp hơn, họ biết năng lực của học sinh mình cho nên dạy cũng rất kĩ, thực hành nhiều rồi cho ra những con người biết việc, biết làm. Có thể ra trường, vị trí việc làm của họ xuất phát từ điểm thấp, lương ít, nhưng qua phấn đấu bền vững cuối cùng họ cũng thành công. Bởi vì những người này thường biết năng lực của mình.