489699791146319
Loading...

Sinh học 11 [CB] bài 22 Ôn tập chương 1

I. Mối quan hệ dinh dưỡng ở thực vật Hình 22.1 (sách giáo khoa - trang 94) thể hiện một số quá trình xảy ra trong cây. Hãy chỉ rõ quá ...

I. Mối quan hệ dinh dưỡng ở thực vật


Hình 22.1 (sách giáo khoa - trang 94) thể hiện một số quá trình xảy ra trong cây. Hãy chỉ rõ quá trình xảy ra trong cấu trúc đặc hiệu nào và ở đâu Gợi ý:
Giáo viên giúp học sinh hiểu được quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa quá trình hấp thụ nước và muối khoáng ở rẽ với quá trình vận chuyển theo mạch gỗ.
- Hấp thụ nước và ion khoáng: Rễ cây hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào đến mạch gỗ ở trung tâm rễ, tạo khởi đầu cho dòng vận chuyển mạch gỗ. Dòng mạch gỗ thông suốt làm giảm hàm lượng nước trong các tế bào rễ là nguyên nhân chủ yếu tạo ra dòng nước cùng các ion xâm nhập vào rễ. Rễ hút nước cùng các chất tan và đẩy chúng lên lá và các cơ quan khác trên mặt đất, tạo độ trương nước cần thiết cho các tế bào và mô cây, đặc biệt cho tế bào khí khổng để hơi nước thoát ra khỏi lá.
- Thoát hơi nước ở lá: là "động lực đầu trên" hút dòng vận chuyển mạch gỗ. Thoát hơi nước gây ra sự thiếu hụt nước, hàm lượng nước trong các tế bào lá giảm xuống kéo theo sự thiếu nước trong các tế bào rễ. Nghĩa là, hàm lượng nước giảm trong các tế bào rễ thấp hơn so với nước ngoài đất, từ đó nước được chuyển từ đất vào rễ và đến mạch gỗ.
- Quang hợp: xảy ra ở lá, tại các bào quan lục lạp. Tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ. Sản phẩm của quang hợp ở lá theo mạch rân xuống các phần khác nhau của cây.

Quá trình trao đổi chất, hấp thụ nước và các ion khoáng với quang hợp, hô hấp cũng có môi liên quan với nhau: Sự hấp thụ nước cùng các ion khoáng ở rễ và vận chuyển chúng đến tận các tế bào của cơ thể cung cấp nguồn nguyên liệu cho quang hợp và hô hấp, thoát hơi nước tăng độ mở khí khổng để cho khí cacbonic khuếch tán vào bên trong lá đến các tế bào quang hợp và để cho oxi thoát ra. Ngược lại quá trình quang hợp cung cấp nguyên liệu cho rễ cây hô hấp tạo ra sản phẩm cho quá trình tổng hợp các thành phần của tế bào rễ trong đó có lông hút là cấu trúc có chức năng đặc hiệu hấp thụ nước và các ion khoáng.
Dựa vào hình 2.1, em hãy viết câu trả lời vào các dòng a-e dưới đây
Đáp án:
a - CO2 khuếch tán qua khí khổng vào lá.
b - Quang hợp trong lục lạp ở lá
c - Dòng vận chuyển đường saccarozo từ lá xuống rễ theo mạch rây trong thân cây.
d - Dòng vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ lên lá theo mạch gỗ từ rễ qua thân lên lá.
e - Thoát hơi nước qua khí khổng và cutin ở trong biểu bì lá.

II. Mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp ở thực vật


III. Tiêu hóa ở động vật


Quá trình tiêu hóa Đv đơn bào Đv có túi tiêu hóa Đv có ống tiêu hóa
Tiêu hóa cơ học..X
tiêu hóa hóa họcXXX

IV. Hô hấp ở động vật


- Cho biết cơ quan trao đổi khí ở thực vật và động vật.
Cơ quan trao đổi khí ở động vật là bề mặt cơ thể, mang, hệ thống ống khí, phổi, còn ở thực vật trao đổi khí với môi trường ở tất cả các bộ phận có khả năng thấm khí vào cơ thể. Tuy nhiên, trao đổi khí giữa cơ thể thực vất với môi trường chủ yếu thông qua các khí khổng ở lá và bì khổng ở thân cây.
- So sánh sự trao đổi khí ở cơ thể thực vật và cơ thể động vật.
+ Giống nhau: Lấy O22
+ Khác nhau: Ngoài trao đổi khí qua hô hấp, thực vật còn trao đổi khí qua quang hợp, quá trình này ngược lại, hấp thụ CO2 và thải O2. Trao đổi khí giữa cơ thể thực vật với môi trường được thực hiện thông qua khí khổng ở lá và bì khổng ở thân cây.
Động vật trao đổi khí với môi trường xung quanh nhờ cơ quan hô hấp, đó là bề mặt cơ thể, hệ thống ống khí, mang, phổi.

V. Tuần hoàn ở động vật


- Cho biết hệ thống vận chuyển nhựa nguyên và nhựa luyện ở thực vật và hệ thống vận chuyển máu ở động vật.
- Cho biết động lực vận chuyển nhựa nguyên và nhựa luyện ở thực vật và máu ở động vật.
- Quan sát hình 22.3 và trả lời các câu hỏi sau:
+ Cơ thể động vật trao đổi chất với môi trường như thế nào?
+ Mối liên quan về chức năng giữa các hệ cơ quan với nhau và giữa các hệ cơ quan với tế bào trong cơ thể (với chuyển hóa nội bào)?
Gợi ý trả lời: - Ở thực vật, hệ thống vận chuyển nhựa nguyên là mạch gỗ, hệ thống vận chuyển nhựa luyện là mạch rây
Ở động vật hệ thống vận chuyển máu là tim và mạch máu.
- Động lực vận chuyển:
Ở thực vật, động lực vận chuyển nhựa nguyên là áp suất rễ, thoát hơi nước ở là và lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau, giữa các phân tử nước với mạch gỗ. Động lực vận chuyển nhựa luyện là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan cho (lá) và cơ quan nhận (rễ,hạt, quả...)
Ở động vật có hệ tuần hoàn máu, động lực vận chuyển đi đến các cơ quan là tim. Tim co bóp tạo ra áp lục đẩy máu đi trong vòng tuần hoàn
Động vật tiếp nhận chất dinh dưỡng (có trong thức ăn), oxi và thải các chất sinh tra từ quá trình chuyển hóa (nước tiểu, mồ hôi, CO2) , nhiệt.
Hệ tiêu hóa tiếp nhận chất dinh dưỡng từ bên ngoài cơ thể và đưa vào hệ tuần hoàn. Hệ hô hấp tiếp nhận oxi chuyển vào hệ tuần hoàn. Hệ tuần hoàn vận chuyển chất dinh dưỡng và oxi đến cung cấp cho tất cả các tế bào của cơ thể. Các chất dinh dưỡng và oxi tham gia vào quá trình chuyển hóa nội bào tạo ra các chất bài tiết và CO2. Hệ tuần hoàn vận chuyển chất bài tiết đến thận để bài tiết ra ngoài và vận chuyển CO2 đến phổi để thải ra ngoài.

V. Cơ chế duy trì cân bằng nội môi


Sinh học 11 5511084458975317515

Đăng nhận xét

Trang chủ item