Lịch sử 10 [CB] Bài 2 Xã hội nguyên thủy
1. Thị tộc và bộ lạc a. Thị tộc - Thị tộc là nhóm người có khoảng hơn 10 gia đình, gồm 2 – 3 thế hệ già trẻ và có chung dòng máu. - T...
https://baihocmoi.blogspot.com/2013/12/lich-su-10-cb-bai-2-xa-hoi-nguyen-thuy.html
1. Thị tộc và bộ lạc
a. Thị tộc
- Thị tộc là nhóm người có khoảng hơn 10 gia đình, gồm 2 – 3 thế hệ già trẻ và có chung dòng máu.
- Trong thị tộc, mọi thành viên đều hợp sức, chung lưng đấu cật, phối hợp ăn ý với nhau để tìm kiếm thức ăn. Rồi được hưởng thụ bằng nhau, công bằng. Trong thị tộc, con cháu tôn kính ông bà cha mẹ và ngược lại, ông bà cha mẹ đều yêu thương, chăm lo, bảo đảm nuôi dạy tất cả con cháu của thị tộc.
Về khái niệm hợp tác lao động tức là hưởng thụ bằng nhau - cộng đồng. Công việc lao động hàng đầu và thường xuyên của thị tộc là kiếm thức ăn để nuôi sống thị tộc. Lúc bấy giờ với công việc săn đuổi và săn bẫy các con thú lớn, thú chạy nhanh, con người không thể lao động riêng rẽ, buộc họ phải cùng hợp sức tạo thành một vòng vây, hò hét, ném đá, ném lao, bắn cung tên, dồn thú chỉ còn một con đường chạy duy nhất, đó là hố bẫy. Yêu cầu của công việc và trình độ thời đó buộc phải hợp tác nhiều người, thậm chí của cả thị tộc. Việc tìm kiếm thức ăn không thường xuyên, không nhiều. Khi ăn, họ cùng nhau ăn (kể chuyện… Qua bức tranh vẽ trên vách đá ở hang động ta thấy: sau khi đi săn thú về, họ cùng nhau nướng thịt rồi ăn thịt nướng với rau củ đã được chia thành các khẩu phần đều nhau. Hoặc có nơi thức ăn được để trên tàu lá rộng, từng người bốc ăn từ tốn vì không có nhiều để ăn tự do thoải mái). Việc chia khẩu phần ăn, ta thấy ngay trong thời hiện đại này khi phát hiện thị tộc Tasaday ở Pilippines. Tính công bằng – cùng hưởng được thể hiện rất rõ.
Thế nên, nguyên tắc vàng trong xã hội thị tộc là của chung, việc chung, làm chung, thậm chí là ở chung một nhà. Tuy nhiên đây là một đại đồng trong thời kỳ mông muội, khó khăn nhưng trong tương lai chúng ta vẫn có thể xây dựng đại đồng trong thời kỳ văn minh – một đại đồng mà trong đó con người có trình độ văn minh cao và quan hệ cộng đồng làm theo năng lực và hưởng theo nhu cầu. Điều đó chúng ta có thể thực hiện được – một ước mơ chính đáng mà loài người hướng tới.
b. Bộ lạc
- Bộ lạc là tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau và có cùng một nguồn gốc tổ tiên.
- Quan hệ giữa các thị tộc trong bộ lạc là gắn bó, giúp đỡ nhau.
Điểm giống và điểm khác giữa thị tộc và bộ lạc:
+ Bộ lạc là tập hợp một số thị tộc, sống cạnh nhau, có họ hàng với nhau và có chung một nguồn gốc tổ tiên.
+ Điểm giống: Cùng có chung một dòng máu.
+ Điểm khác: Tổ chức lớn hơn (gồm nhiều thị tộc).Mối quan hệ trong bộ lạc là sự gắn bó, giúp đỡ nhau, chứ không có quan hệ hợp sức lao động kiếm ăn.
2. Buổi đầu của thời kỳ kim khí
a. Quá trình làm và sử dụng kim loại
- Con người tìm và sử dụng kim loại:
+ Khoảng 5500 năm trước đây, người Tây Á và Ai Cập sử dụng đồng sớm nhất – đồng đỏ.
+ Khoảng 4000 năm trước đây, cư dân ở nhiều nơi đã biết ùng đồng thau – đồng thau.
+ Khoảng 3000 năm trước đây, cư dân Tây Á và châu Âu đã biết đúc va dùng đồ sắt – sắt.
Con người tìm thấy các kim loại kim khí cách rất xa nhau bởi lúc đó điều kiện còn rất khó khăn, việc phát minh mới về kỹ thuật là điều không dễ. Mặc dù con người đã bước sang thời đại kim khí từ 5500 năm trước đây nhưng trong suốt 1500 năm, kim loại (đồng) còn rất ít, quý nên họ mới dùng chế tạo thành trang sức, vũ khí ,mà công cụ lao động chủ yếu vẫn là đồ đá, đồ gỗ. Phải đến thời kỳ đồ sắt, con người mới chế tạo phổ biến thành công cụ lo động. Đây là nguyên nhân cơ bản tạo nên một sự biến đổi lớn lao tron cuộc sống con người:
+ Sự phát minh ra công cụ kim khí đã có ý nghĩa lớn lao trong cuộc sống lao động: Năng suất lao động vượt xa thời đai đồ đá, khai thác những vùng đất đai mới, cày sâu cuốc bẫm, xẻ gỗ đóng thuyền, xẻ đá làm lâu dài; và đặc biệt quan trọng là từ chỗ sống bấp bênh, tới chỗ đủ sống, tiến tới con người làm ra một lượng sản phẩm thừa thường xuyên.
b. Hệ quả:
- Năng suất lao động tăng.
- Khai thác thêm đất đai trồng trọt.
- Thêm nhiều ngành nghề mới.
3. Sự xuất hiện tư hữu và xã hội có giai cấp
- Người lợi dụng chức quyền chiếm của chung = tư hữu xuất hiện.
- Gia đình phụ hệ thay gia đình mẫu hệ.
- Xã hội phân chia giai cấp.
Trong xã hội nguyên thủy, sự công bằng và bình đẳng là “nguyên tắc vàng” nhưng lúc ấy, con người trong cộng đồng dựa vào nhau vì tình trạng đời sống quá thấp. Khi bắt đầu có sản phẩm thừa thì lại không có để đem chia đều cho mọi người. Chính lượng sản phẩm thừa được các thành viên có chức phận nhận (người chỉ huy dân binh, người chuyên trách lễ nghi, hoặc điều hành các công việc chung của thị tộc, bộ lạc) quản lý và đem ra dùng chung, sau lợi dụng chức phận chiếm một phần sản phẩm thừa khi chi cho các công việc chung.
+ Trong xã hội có người nhiều, người ít của cải, của thừa tạo cơ hội cho một số người dùng thủ đoạn chiếm làm của riêng. Tư hữu xuất hiện trong cộng đồng binh đẳng, khong có của cải bắt đầu bị phá vỡ.
+ Trong gia đình cũng thay đổi. Đàn ông làm công việc nặng, cày bừa tạo ra nguồn thức ăn chính và thường xuyên => Gia đình phụ hệ xuất hiện.
+ Khả năng lao động của mỗi gia đình cũng khác nhau. Giàu nghèo = Giai cấp ra đời.
*Công xã thị tộc tan vỡ đưa con người bước sang thời đại có giai cấp đầu tiên – thời cổ đại.
Trả lời câu hỏi và bài tập
- 1.
A. Vì của cải làm ra chưa đủ ăn, chưa có dư thừa để chiếm hữu.
B. Do quan hệ huyết tộc, mỗi thị tộc chỉ gồm khoảng 10 gia đình cùng huyết thống sống với nhau, yêu thương, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau
C. Những tư liệu sản xuất như rừng, đất đai...lại quá thừa thãi trong điều kiện lạc hậu, công cụ thô sơ, dân cư quá thưa thớt nên không có nhu cầu chiếm giữ đất đai làm của riêng.
D. Tất cả A,B,C
#Đáp án
- 2.
A. Sinh đẻ để duy trì nòi giống.
B. Chống thú dữ.
C. Kiếm thức ăn để nuôi sống thị tộc.
D. Mở rộng địa bàn sinh sống.
- 3.
B. Tất cả mọi người trong xã hội
C. Những người đứng đầu mỗi gia đình.
D. Những người trực tiếp làm ra của cải nhiều nhất.
#Đáp án
- 4.
A. Việt Nam.
B. Tây Á và Nam châu Âu.
C. Trung Quốc.
D. In-đô-nê-xi-a.
- 5.
B. Sự phân công lao động ngày càng rạch ròi giữa người đàn ông và người đàn bà.
C. Người đàn ông dần chiếm lấy các công việc nặng nhọc hơn người phụ nữ.
D. Khả năng lao động của người đàn ông ngày càng khác xa người phụ nữ.
#Đáp án
- 6.
A. Là không có phân biệt giữa người giàu và người nghèo.
B. Sự phân công lao động ngày càng rạch ròi giữa người đàn ông và người đàn bà.
C. Người đàn ông dần chiếm lấy các công việc nặng nhọc hơn người phụ nữ.
D. Khả năng lao động của người đàn ông ngày càng khác xa người phụ nữ.
#Đáp án
- 7.
A. Mọi của cải là của chung.
B. Sự hợp tác lao động.
C. Hưởng thụ bằng nhau.
D. Không phân biệt đối xử.
#Đáp án
- 8.
A. Chế tác ra các công cụ lao động bằng kim khí.
B. Biết chế tác các công cụ bằng đá một cách tinh xảo.
C. Tìm ra đồng và chế tác các công cụ bằng đồng.
D. Chế tạo và sử dụng các công cụ bằng gỗ, tre, nứa.
#Đáp án
- 9.
A. Gia đình hai thế hệ.
B. Gia đình mẫu hệ
C. Gia đình ba thế hệ.
D. Gia đình phụ hệ.
#Đáp án
Đáp án: