Sinh học 11 bài 4 Vai trò của các nguyên tố khoáng
I. Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây Trong cơ thể thực vật chứa nhiều nguyên tố khoáng trong hệ thống bảng tuần hoàn tuy nhi...
https://baihocmoi.blogspot.com/2013/12/sinh-hoc-11-bai-4-vai-tro-cua-cac.html
I. Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây
Trong cơ thể thực vật chứa nhiều nguyên tố khoáng trong hệ thống bảng tuần hoàn tuy nhiên chỉ có 17 nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu cho cây: C,H,O,N,P,K,S,Ca, Mg, Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni.Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu là:
- Nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu kì sống
- Không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào khác
- Phải trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể. Bao gồm: - Nguyên tố đại lượng : C,H,O,N,P,K,,S,Ca,Mg - Nguyên tố vi lượng: (chiếm nhỏ hơn hoặc bằng 100mg/1kg chất khô của cây): Fe,Mg,B,Cl,Zn,Cu,Mo,Ni.
- ?
Gợi ý trả lời: Thiếu Nito là một trong nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu, trong môi trường dinh dưỡng cây lúa sinh trưởng kém(chậu ở giữa), thiếu tất cả nguyên tố thiết yếu cây lúa sinh trưởng rất kém chậu phải
II.Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây
- Tham gia cấu tạo chất sống.
- Điều tiết quá trình trao đổi chất, các hoạt động sinh lý trong cây:
+ Thay đổi đặc tính lý hóa của keo nguyên sinh chất.
+ Hoạt hóa enzim, làm tăng hoạt động trao đổi chất.
+ Điều chỉnh quá trình sinh trưởng của cây.
- Tăng tính chống chịu của cây trồng
Đọc thêm: Dấu hiệu thiếu các nguyên tố dinh dưỡng:
+ Nitơ: Sinh trưởng bị còi cọc, lá có màu vàng
+ Kali: Lá có màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và nhiều chấm đỏ ở mặt lá.
+ Phốtpho: Lá nhỏ có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng của rễ bị tiêu giảm
+ Lưu huỳnh: Lá mới có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
+ Canxi: Lá nhỏ, mềm, mầm đỉnh bị chết.
+ Magiê: Lá có màu vàng.
+ Sắt: Gân lá có màu vàng và sau đó cả lá có màu vàng.
- ?
Gợi ý trả lời:
- Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu có vai trò cấu trúc như là thành phần của protein, axit nucleic, ...; thành phần của tế bào và màng tế bào.
- Tham gia hoạt hóa enzim, cân bằng nước và ion, mở khí khổng.
- Tham gia vào quá trình sinh lí: liên quan đến hoạt động của mô phân sinh, quá trình quang li nước, cần bằng ion, cần cho sự trao đổi Nito,....
III.Nguồn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây
1. Đất là nguồn chủ yếu cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây
- Các muối khoáng trong đất tồn tại ở dạng không tan hoặc hòa tan (dạng ion)
- Rễ cây chỉ hấp thụ được muối khoáng ở dạng hòa tan
- Dạng không tan có thể chuyển hóa thành dạng hòa tan nhưng chịu ảnh hưởng bởi cấu trúc đất (hàm lượng nước, độ pH, nhiệt độ, vi sinh vật.....
2. Phân bón cho cây trồng
- Phân bón là nguồn quan trọng cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng. - Liều lượng phân bón cao quá mức sẽ độc hại cho cây và ô nhiễm nông phẩm, ô nhiễm môi trường đất và nước.
- ?
Gợi ý trả lời:
Nên bón liều lượng tối ưu đối với cây giống và loài cây trồng cụ thể theo chỉ dẫn của cơ quan khuyển nông để cảm bảo cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt
Trả lời câu hỏi và bài tập
- 1.
Gợi ý trả lời:
- Phân bón là nguồn quan trọng cung cấp các dinh dưỡng cho cây trồng.
- Liều lượng phân bón cao quá mức cần thiết sẽ không chỉ độc hại đối với cây mà còn gây ô nhiễm môi trường. ví dụ, nếu lượng Mo trong mô thực vật đạt 20 mg/1kg chất khô hay cao hơn, dộng vật ăn rau tươi sẽ bị ngộ độc Mo và ở người xuất hiện bệnh Gút. Dư lượng phân bón khoáng chất sẽ làm xấu lí tính cấu trúc của đất, giết chết các vi sinh vật có lợi và bị rửa trôi xuống ao hồ sông suối gây ô nhiễm nguồn nước.
Do vậy cần bón phân hợp lí ( đúng lúc, đúng lượng, đúng cách, đúng loại ) để cây sinh trưởng tốt, năng suất cao, hiệu quả của phân bón cao mà lại giảm được chi phí, không gây ô nhiễm.
- 2.
Gợi ý trả lời:
Rễ cây chỉ hấp thụ muối khoáng dạng hòa tan. Sự chuyển hóa các chất khoáng dạng không tan thành các dạng cây hấp thụ được chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố môi trường như hàm lượng nước, độ thoáng, độ pH, nhiệt độ, vi sinh vật đất. Nhưng các yếu tố này lại chiểu ảnh hưởng của cấu trúc đất.
Để giúp cho quá trình chuyển hóa các chất khoáng từ dạng không tan thành dạng hòa tan, cây dễ hấp thụ, nhà nông thường sử dụng một số biện pháp như: làm cỏ sục bùn, phá váng sau khi đất bị ngập úng, cày phơi ải đất, cày lật úp rạ xuống, bón vôi đất chua,.........