Sinh học 11 [CB] bài 39 Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật - tt
II. Các nhân tố bên ngoài ? Cho vài ví dụ về các nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật và người ...
https://baihocmoi.blogspot.com/2014/01/cac-nhan-to-anh-huong-den-su-sinh-truong-va-phat-trien-o-dong-vat-tiep-theo.html
II. Các nhân tố bên ngoài
- ?
- Thức ăn là yếu tố của môi trường ảnh hưởng mạnh nhất lên quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật và người
- Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm chậm sinh trưởng và phát triển của động vật.
- Những ngày trời rét, động vật mất nhiệt, vì vậy chúng thường phơi nắng để thu thêm nhiệt và giảm mất nhiệt.
- Thức ăn
- Nhiệt độ
- Ánh sáng
III. Một số biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và người
1. Cải thiệt giống
Cải tạo giống để cây sinh trưởng và phát triển nhanh, năng suất cao, thích nghi tốt bằng phương pháp chọn lọc, lai giống, ....
2. Cải thiện môi trường sống của động vật
3. Cải thiện chất lượng dân số
Câu hỏi và bài tập
- 1
Gợi ý trả lời:
Các hocmoon chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống là hoocmon sinh trưởng của tuyến yên, tiroxin của tuyến giáp, hoocmon sinh dục (testosteron và ostrogen).
Các hoocmon chủ yếu ảnh hướng đến sinh trưởng và phát triển của động vật không xương sống là ecđisơn, juvenin và hoocmon não. Juvenin phối hợp với ecdison gây lột xác ở sâu và ức chế biến đổi sâu thành nhộng và bướm, ecdison kích thích lột xác và biến đổi thành sâu nhộng và bướm.
- 2
Gợi ý trả lời:
Thức ăn là yếu tố của môi trường ảnh hưởng mạnh nhất đến quá trình sinh trưởng của cả động vật và người.
Mỗi loài động vật sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường sinh hợp. Nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh có thể làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật, đặc biệt đối với động vật biến nhiệt
Mỗi loài động vật sinh trưởng và phát triển trong điều kiện độ ẩm thích hợp.
Ánh sáng phối hợp với nhiệt độ làm tăng quá trình chuyển hóa thông qua hệ thần kinh và nội tiết, đẩy nhanh quá trình thành thục sinh dục.
- 3
Gợi ý trả lời:
Vào mùa đông nhiệt độ môi trường hạ thấp, gia súc con mất nhiều nhiệt vào môi trường xung quanh. Vì vậy, cơ thể tăng cường quá trính sinh nhiệt để chống lạnh, tăng cường phân hủy các chất hữu cơ để tạo ra nhiều nhiệt giúp động vật chống lạnh. Chính vì vậy, cần phải cho gia súc non ăn nhiều hơn để bù lại lượng chất hữu cơ bị phân hủy dùng để chống lạnh
- 1
Gợi ý trả lời:
Hợp tử chỉ phát triển trong điều kiện nhiệt độ thích hợp. Chim ấp trứng để tạo ra nhiệt độ thích hợp trong 1 thời gian nhất định giúp hợp tử phát triển bình thường.