Sinh học 11 [CB] bài 16 Tiêu hóa ở thực vật - tiếp theo
Động vật ăn các loại thức ăn khác nhau có ống tiêu hóa biến đổi thích nghi với thức ăn. VI. Đặc điểm tiêu hóa ở của thú ăn thịt và thú ăn ...
https://baihocmoi.blogspot.com/2014/01/sinh-hoc-11-cb-bai-16-tieu-hoa-o-thuc.html
Động vật ăn các loại thức ăn khác nhau có ống tiêu hóa biến đổi thích nghi với thức ăn.
1. Đặc điểm tiêu hóa của thú ăn thịt
- Thú ăn thịt có răng nanh, răng trước hàm và răng ăn thịt phát triển.
- Dạ dày đơn to chứa nhiều thức ăn
- Ruột ngắn, ruột tịt không phát triển. Thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ
2. Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thực vật
- Răng cạnh hàm, răng hàm phát triển để nghiền thức ăn thực vật cứng.
- Dạ dày một ngăn hoặc 4 ngăn (động vật nhai lại).
- Ruột dài, manh tràng phát triển ở thú ăn thực vật có dạ dày đơn, có nhiều ruột tịt
- Thức ăn được tiêu hóa cơ học, hóa học và biến bổi nhờ vi sinh vật cộng sinh
Bảng 16:Đặc điểm cấu tọa và chức năng của ống tiêu hóa
Gợi ý trả lời
- Khác nhau về cấu tạo : Khác nhau về răng, khớp hàm, dạ dày 4 túi, chiều dài ruột, ruột tịt.
- Khác nhau về chức năng:
+ Động vật ăn thịt xé thịt và nuốt thịt, động vật ăn thực vật nhai nghiền nát thức ăn, một số loại nhai lại thức ăn
+ Động vật ăn thực vật có tiêu hóa nhờ vi sinh vật sống cộng sinh trong dạ dày cỏ và màng tràng.
Động vật ăn thực vật thường phải ăn số lượng thức ăn rất lớn. Khối lượng cơ thể của chúng thường lớn, mọi hoạt động cần nhiều năng lượng. Do đó, chúng cần nhiều dinh dưỡng mới đáp ứng các quá trình trao đổi chất. Tuy nhiên, thức ăn thực vật lại nghèo chất dinh dưỡng. Chính vì thế động vật ăn thực vật phải ăn số lượng thức ăn lớn.
VI. Đặc điểm tiêu hóa ở của thú ăn thịt và thú ăn thực vật
1. Đặc điểm tiêu hóa của thú ăn thịt
- Thú ăn thịt có răng nanh, răng trước hàm và răng ăn thịt phát triển.
- Dạ dày đơn to chứa nhiều thức ăn
- Ruột ngắn, ruột tịt không phát triển. Thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ
2. Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thực vật
- Răng cạnh hàm, răng hàm phát triển để nghiền thức ăn thực vật cứng.
- Dạ dày một ngăn hoặc 4 ngăn (động vật nhai lại).
- Ruột dài, manh tràng phát triển ở thú ăn thực vật có dạ dày đơn, có nhiều ruột tịt
- Thức ăn được tiêu hóa cơ học, hóa học và biến bổi nhờ vi sinh vật cộng sinh
Bảng 16:Đặc điểm cấu tọa và chức năng của ống tiêu hóa
STT | Tên bộ phận | Thú ăn thịt | Thú ăn thực vật |
---|---|---|---|
1 | Răng | - Răng cửa để lấy thịt ra khỏi xương Răng nanh nhọn và dài dùng để cắm vào con mồi và giữ chặt - Răng cạnh hàm và răng ăn thịt lớn dùng để cắt thịt thành các mảnh nhỏ để dễ nuột - Răng hàm nhỏ nên ít được sử dụng | - Răng nanh giống răng cửa. Khi ăn cỏ các răng nanh này tì lên tấm sừng ở hàm trên để giữ chặt cỏ (trâu). - Răng cạnh hàm và răng hàm phát triển, dùng để nghiền nát cỏ khi động vật nhai.Bài viết được phát hành từ trang Baihocmoi.Com |
2 | Dạ dày | - Dạ dày là một cái túi lớn nên gọi là dạ dày đơn - Thịt được tiêu hóa cơ học và hóa học giống như trong dạ dày người. | - Dạ dày thỏ ngựa là dạ dày đơn(1 túi) - Dạ dày trâu bò có 4 túi. Ba túi đầu tiên là dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách. Túi thứ tư là dạ múi khế. Dạ cỏ là nơi lưu trữ, làm mềm thức ăn khô và lên men. Trong dạ dày cỏ có rất nhiều vi sinh vật tiêu hóa xenlulozo và các chất khác. - Dạ dày tổ ong góp phần đưa thức ăn lên miệng để nhai lại. Dạ dày lá sách giúp hấp thụ lại nước. Dạ dày múi khế tiết pepsin và HCL tiêu hóa prottein có trong cỏ và vi sinh vật từ dạ cỏ xuống. Bản thân vi sinh vật cũng là nguồn cấp protein quan trọng cho động vật |
3 | Ruột non | - Ruột non ngắn hơn rất nhiều so với ruột non của thú ăn thực vật - Các chất dinh dưỡng được tiêu hóa hóa học và hấp thụ trong ruột non giống ở người | Ruột non có thể dài vài mét. - Các chất dinh dướng được tiêu hóa hóa học và hấp thụ trong ruột non giống ở người. |
4 | Mành tràng(ruột tịt) | - Ruột tịt không phát triển và không có chức năng tiêu hóa thức ăn | - Mành tràng rất phát triển và có nhiều vi sinh vật sống cộng sinh. |
Trả lời câu hỏi và bài tập
- 1.
Gợi ý trả lời
- Khác nhau về cấu tạo : Khác nhau về răng, khớp hàm, dạ dày 4 túi, chiều dài ruột, ruột tịt.
- Khác nhau về chức năng:
+ Động vật ăn thịt xé thịt và nuốt thịt, động vật ăn thực vật nhai nghiền nát thức ăn, một số loại nhai lại thức ăn
+ Động vật ăn thực vật có tiêu hóa nhờ vi sinh vật sống cộng sinh trong dạ dày cỏ và màng tràng.
- 2
Động vật ăn thực vật thường phải ăn số lượng thức ăn rất lớn. Khối lượng cơ thể của chúng thường lớn, mọi hoạt động cần nhiều năng lượng. Do đó, chúng cần nhiều dinh dưỡng mới đáp ứng các quá trình trao đổi chất. Tuy nhiên, thức ăn thực vật lại nghèo chất dinh dưỡng. Chính vì thế động vật ăn thực vật phải ăn số lượng thức ăn lớn.