Sinh học 11 [CB] bài 19 Tuần hoàn máu - tiếp theo
Ở bài trước chúng ta đã tìm hiểu cấu tạo, chức năng của hệ thống tuần hoàn, các dạng tuần hoàn. Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu các...
https://baihocmoi.blogspot.com/2014/01/sinh-hoc-11-cb-bai-19-tuan-hoan-mau.html
Ở bài trước chúng ta đã tìm hiểu cấu tạo, chức năng của hệ thống tuần hoàn, các dạng tuần hoàn. Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu các phần tiếp theo trong bài tuần hoàn máu.
III. Hoạt động của tim
1. Tính tự động của tim.- Khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim gọi là tính tự động của tim.
- Khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim là do hệ dẫn truyền tim. Hệ dẫn truyền tim bao gồm : nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puoockin.
2. Chu kì hoạt động của tim.
- Chu kì tim là một lần co và dãn nghỉ của tim.
- Mỗi chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ, sau đó là pha co tâm thất và cuối cùng là pha giãn chung.
- ?
- Cho biết mối liên quan giữa nhịp tim và khối lượng cơ thể.
Gợi ý trả lời: Động vật càng nhỏ tim đập càng nhanh, động vật càng lớn tim đập càng chậm.
- Tại sao có sự khác nhau về nhịp tim ở các loài động vật như vậy ?
Gợi ý trả lời: Động vật càng nhỏ thì tỉ lệ diện tích bề mặt cơ thể/khối lượng cơ thể càng lớn. Tỷ lệ càng lớn thì nhiệt lượng mất vào môi trường xung quanh càng nhiều, chuyển hóa tăng lên → tim đập nhanh để đáp ứng nhu cầu oxi
IV. Hoạt động của hệ mạch
1. Cấu trúc của hệ mạch.
- Hệ mạch bao gồm: hệ thống động mạch, hệ thống mao mạch và hệ thống tĩnh mạch.
- Hệ thống động mạch: Động mạch chủ → Động mạch nhỏ dần → Tiểu động mạch.
- Hệ thống mao mạch: là mạch máu nhỏ nối giữa động mạch và tĩnh mạch.
- Hệ thống tĩnh mạch: Tiểu động mạch→ Các tĩnh mạch lớn dần → Tỉnh mạch chủ.
2. Huyết áp - Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch.
- Huyết áp bao gồm: Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.
- Huyết áp giảm dần trong hệ mạch.
- ?
+ Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch.
+ Tim đập nhanh và mạnh sẽ bơm một lượng máu lớn lên động mạch, gây ra áp lực lớn → huyết áp tăng. + Tim đập chậm, yếu thì lượng máu bơm ít, áp lực thấp → huyết áp giảm
- Tại sao cơ thể bị mất máu thì giảm huyết áp ?
Khi bị mất máu, lượng máu trong mạch giảm nên áp lực tác dụng lên thành mạch giảm, kết quả là huyết áp giảm
- Vận tốc máu là tốc độ máu chảy trong một giây.
- Vận tốc máu trong hệ mạch phụ thuộc vào tổng tiết diện của mạch và chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch.
- ?
+ Tốc độ máu giảm dần từ động mạch chủ đến tiểu động mạch, tốc độ máu thấp nhất trong mao mạch và tăng dần từ tiểu tĩnh mạch đến tĩnh mạch chủ.
- So sánh tổng tiết diện của các loại mạch
Tiết diện là diện tích mặt cắt của một mạch thuộc loại mạch nào đó, còn tổng tiết diện là tổng diệt tích của tất cả mạch thuộc loại mạch đó (ví dụ tiết diện của tiểu động mạch là diện tích mặt cắt của 1 tiểu động mạch, còn tổng tiết diện của tiểu động mạch là tổng diện tích mặt cắt của tất cả các tiểu động mạch)
+ Trong hệ thống động mạch, tổng tiết diện tăng dần từ động mạch chủ để tiểu động mạch. Tổng diện tích lớn nhất là mao mạch. Trong hệ thống tĩnh mạch tổng tiết diện giảm dần từ tiểu tĩnh mạnh đến tĩnh mạch chủ.
- Cho biết sự liên quan giữa vận tốc máu và tổng tiết diện mạch?
+ Tốc độ máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện mạch. Tổng tiết diện càng lớn thì tốc độ máu càng giảm và ngược lại tổng tiết diện càng nhỏ thì tốc độ máu càng nhanh. Trong hệ thống động mạch, tổng tiết diện tăng dần nên tốc độ giảm dần. Mao mạch có tổng tiết diện lớn nhất nên máu chảy với tốc độ chậm nhất. Trong hệ thống tĩnh mạch, tổng tiết diện giảm dần nền tốc độ máu tăng dần.
Trả lời câu hỏi và bài tập
- 1.
Gợi ý trả lời:
Sở dĩ tim bị tách rời khỏi cơ thể vẫn có khản năng co giãn nhịp nhàng là do hệ dẫn truyền tim. Hệ dẫn truyền tim là tập hợp sợi đặc biệt có trong thành tim, bao gồm: nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puôckin.
Nút xoang nhĩ có khản năng tự phát xung điện. Cư sau một khoảng thời gian nhất định, nút xoang nhĩ lại phát xung điện. xung điện lan khắp tâm nhĩ, làm tâm nhĩ co, sau đó lan đến nút nhĩ thất, đến bó His rồi theo mạng Puoockin lan kháp tâm thất làm tâm thất co.
Cứ như vậy, tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khản năng co dãn nhịp nhàng trong dung dịch sinh lí ( môi trường nuôi dưỡng ) một thời gian nhất định
- 2.
Các bạn tự vẽ, dựa vào hình 19.1 Sách giáo khoa nhé.
- 3.
Tim co bóp đẩy máu vào động mạch, đồng thời cũng tạo nên một áp lực tác dụng lên thành mạch và đẩy máu chảy trong hệ mạch. Áp lực máu tác động lên thành mạch gọi là huyết áp.
Trong suốt chiều dài của hệ mạch ( từ động mạch đến mao mạch và tĩnh mạch ) có sự biến động về huyết áp: huyết áp giảm dần. Huyết áp giảm dần do ma sát cảu máu với thành mạch và ma sát của các phân tử máu với nhau khi máu chảy trong mạch.
- 4.
Gợi ý trả lời:
Tốc độ máu giảm giần từ động mạch chủ đến tiểu động mạch. Tốc độ máu thấp nhất ở mao mạch và tăng dần từ tiểu tĩnh mạch đến tĩnh mạch chủ.
Trong động mạch, tiết diện tăng dần từ động mạch chủ tới tiểu động mạch. Tổng tiết diện lớn nhất ở mao mạch. Trong tĩnh mạch tiết diện giảm giần từ tiểu tĩnh mạch đến tĩnh mạch chủ.
Tốc độ máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện của mạch. Trong hệ thống động mạch, tổng tiết diện tăng dần nên tốc độ máu giảm dần. Mao mạch có tổng tiết diện lớn nhất nên máu chảy tốc độ chậm nhất. Trong hệ thống tĩnh mạch, tổng tiết diện giảm dần nên tóc độ máu giảm dần.