Sinh học 11 [CB] bài 42 Sinh sản hữu tính ở thực vật
I. Khái niệm Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản trong đó có sự hợp nhất giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ t...
https://baihocmoi.blogspot.com/2014/01/sinh-hoc-11-cb-bai-42-sinh-san-huu-tinh_24.html
I. Khái niệm
Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản trong đó có sự hợp nhất giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.Đặc trưng của sinh sản hữu tính: - Luôn có quá trình hình thành và hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái, có sự trao đổi, tái tổ hợp, trao đổi của hai bộ gen.
- Sinh sản hữu tính luôn gắn liền với giảm phân để tạo giao tử.
- Sinh sản hữu tính ưu việt hơn sinh sản vô tính (tăng khản năng thích nghi cho thế hệ sau đối với môi trường sống biến đổi, tạo đa dạng di truyền)
II. Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa
1. Cấu tạo của hoa
- ♣
- Bộ phận bảo vệ:
+ Đài với các lá đài
+ Tráng với các cánh hoa
→ Hợp thành bao hoa.
- Bộ phận sinh sản:
Có 1 đến nhiều nhị, mỗi nhị gồm: + Bao phấn (Trong chứa các hạt phấn với tế bào sinh dục đực)
+ Chỉ nhị (chỗ dính của bao phấn)
Nhụy gồm
+ Đầu nhụy (nơi đầu tiên tiếp nhận hạt phấn)
+ Vòi nhụy (ống dẫn đưa hạt phấn vào trong bầu)
+ Bầu nhụy (trong chúa noãn với tế bào sinh dục cái)
2. Quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi
- ♣
- Mô tả quá trình hình thành hạt phấn (thể giao tử đực)
Sự hình thành hạt phấn: Từ mỗi tế bào mẹ (2n) trong bao phấn của nhị hoa qua giảm phân hình thành nên 4 tế bào con (n)
Các tế bào con này chưa phải là giao tử đực mà là các tiểu bảo tử đơn bội (bào tử đực). Tiếp theo, mỗi tế bào (n) là tiểu bào tử đơn bội tiến hành một lần nguyên phân để hình thành nên cấu tạo đa bào đơn bội gọi là hạt phấn. Hạt phấn có 2 tế bào (tế bào bé là tế bào sinh sản và tế bào lớn là tế bào ống phấn) được bao bọc bởi một vách chung dày, màu vàng do đó ta thấy hạt phấn có màu vàng. Đó là thể giao tử đực.
- Mô tả quá trình hình thành của túi phôi (thể giao tử cái)
Sự hình thành túi phôi: Từ mỗi tế bào mẹ (2n) của noãn trong bầu nhụy qua giảm phân hình thành nên 4 tế bào con (n) xếp chồng đè lên nhau. Các tế bào con chưa phải là giao tử cái mà là các bào tử đơn bội cái (còn gọi là đại bào tử đơn bội). Trong 4 đại bào tử đơn bội đó có 3 tế bào xếp phi dưới sẽ tiêu biến chỉ còn 1 tế bào sống sót. Tế bào sống sót này sinh trưởng và dài ra thành hình quả trứng (hình ô van), thực hiện 3 lần nguyên phân bạo nên cấu trúc gồm 7 tế bào và 8 nhân gọi là túi phôi. Đó là giao tử cái.
3. Quá trình thụ phấn và thụ tinh
a) Thụ phấn- Là quá trình vận chuyển hạt phấn từ nhị đến nhụy. Gồm: Tự thụ phấn và thụ phấn chéo.
b) Thụ tinh
- Thụ tinh là sự hợp nhất của giao tử đực với nhân của tế bào trừng trong túi phôi để hình thành nên hợp tử (2n), khởi đầu của cá thể mới.
- Thụ tinh kép là hiện tượng cả hai nhân tham gia thụ tinh, nhân thứ nhất hợp với trứng tạo thành hợp tử, nhân thử hai hợp nhất với nhân lưỡng bội (2n) tạo nên tế bào tam bội (3n). Thụ tinh kép chỉ có ở thực vật Hạt kín.
Quá trình hình thành hạt, quả
a) Hình thành hạtHạt do noãn đã được thụ tinh phát triển thành. Hạt chứa phôi và có nội nhũ hoặc không có nội nhũ.
b) Hình thành quả
Quả do bầu nhụy sinh trưởng dày lên chuyển hóa thành. Quả được hình thành không qua thụ tinh noãn gọi là quả đơn tính.
Quá trình chín quả bao gồm những biến đổi về mặt sinh lí, sinh hóa làm cho quả chín có độ mềm, màu sắc, hương vị hấp dẫn thuận lợi cho sự phát tán của hạt.
Trả lời câu hỏi và bài tập
- 1.
Gợi ý trả lời
- Thụ phấn là quá trình vận chuyển hạt phấn từ bao phấn đến núm nhụy.
- Có 2 hình thức thụ phấn:
+ Tự thụ phấn: Nếu hạt phấn từ nhị hoa nảy mầm trên núm nhụy của chính hoa đó hoặc hạt phấn từ nhị của một hoa rơi lên núm của nhụy hoa khác trên cùng một cây và nảy mầm. Trong tự thụ phấn hậu thế có sự tái tổ hợp nhiễm sắc thể có cùng nguồn gốc.
+ Thụ phấn chéo: Nếu hạt phấn từ nhị của một hoa đạt đến núm nhụy của hoa khác trên cây khác nhau cùng một loài và nảy mầm tại đấy. Trong thụ phấn chéo có sự tái tổ hợp nhiễm sắc thể từ hai nguồn gốc khác nhau.
- 2.
Gợi ý trả lời
Thụ tinh kép là sự hợp nhất của 2 nhân tinh trùng đồng thời với nhân của tế bào trứng và với nhân lưỡng bội (2n). Ở trung tâm túi phôi tạo nên nhân tam bội (3n) là khởi đầu của nội nhũ.
Vai trò của thụ tinh kéo kép là sự hình thành cấu tạo dự trữ chất dinh dưỡng để nuôi phôi phát triển cho đến khi hình thành cây non tự dưỡng đảm bảo cho hậu thế khả năng thích nghi cao với điều kiện biến đổi của môi trường để duy trì nòi giống.
- 3.
Gợi ý trả lời
- Hạt là noãn đã thụ tinh chuyển hóa thành gồm hợp tử và nội nhũ. Có hai loại hạt dựa vào cấu trúc dự trữ chất dinh dưỡng: Hạt nội nhũ là hạt có nội nhũ làm kho dự trữ dinh dưỡng (hạt của thực vật Một lá mầm, ví dụ, hạt lúa, ngô) và hạt không nội nhũ, chất dinh dưỡng được dự trữ trong lá mầm (hạt thực vật hai lá mầm như đậu đỗ...).
- Quả là bầu nhụy sinh trưởng chuyển hóa thành. Quả được hình thành không qua thụ tinh gọi là quả đơn tính. Quá trình hình thành quả xảy ra đồng thời quá trình hình thành hạt. Quả không có hạt chưa hẳn là quả đơn tính vì hạt có thể bị thái hóa trong quả trình phát triển phôi.
- 4.
A - tiết kiệm vật liệu di truyền (sử dụng cả 2 tinh tử).
B - hình thành nội nhũ cung cấp dinh dưỡng cho phôi phát triển.
C - hình thành nội nhũ chứa các tế bào tam bội.
D - hình thành nội nhũ, cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của phôi và thời kì đầu của cá thể mới.
Gợi ý trả lời
Đáp án D
- 5.
Gợi ý trả lời
Sự hình thành quả giúp bảo vệ hạt, đảm bảo cho sự duy trì giống nòi ở thực vật. sự hình thành quả có via tròng cung cấp chất dinh dưỡng cho con người vì trong quả có tinh bột, đường, vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể, trong quả còn chứa các chất hoạt tính dùng trong y học.