Sinh học 11 [CB] bài 10 Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp
I. Ánh sáng 1. Cường độ ánh sáng - Điểm bù áng sáng: Cường độ ánh sáng tối thiểu để quang hợp cân bằng với cường độ hô hấp. - Điểm b...
https://baihocmoi.blogspot.com/2014/01/sinh-hoc-11-cb-bai-10-anh-huong-cua-cac.html
I. Ánh sáng
1. Cường độ ánh sáng
- Điểm bù áng sáng: Cường độ ánh sáng tối thiểu để quang hợp cân bằng với cường độ hô hấp.
- Điểm bảo hòa ánh sáng: Cường độ ánh tối đa để cường độ quang hợp đạt cực đại.
- Khi nồng độ CO2 tăng, cường độ ánh sáng tăng → thì cường độ quang hợp cũng tăng.
2. Quang phổ ánh sáng:
- Quang hợp diễn ra mạnh ở vùng tia đỏ và tia xanh tím.
+ Tia xanh tím kích thích sự tổng hợp các axit amin, prôtêin
+Tia đỏ xúc tiến quá trình hình thành cacbohidrat.
II. Nồng độ CO2
- Nồng độ CO2 thấp nhất mà cây quang hợp được: 0.008-0.01%.- Nồng độ CO2, lúc đầu cường độ quang hợp tăng tỉ lệ thuận sau đó tăng chậm chó đến trị số bảo hòa CO2, vượt qua trị số đó cường độ quang hợp giảm.
III. Nước
- Cây thiếu nước đến 40-60% quang hợp giảm mạnh hoặc ngừng trệ.
- Khi thiếu nước cây chịu hạn có thể duy trì quang hợp ổn định hơn cây trung sinh và cây ưa ẩm.
IV. Nhiệt độ
- Nhiệt độ ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong quang hợp.
- Nhiệt độ cực đại hay cực tiểu đèu làm ngừng quang hợp.
V. Nguyên tố khoáng
- Tham gia cấu thành enzim và diệplục.
- Điều tiết độ mở của khí khổng.
- Liên quan đến quang phân li nước.
VI. Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo
- Khắc phục điều kiện bất lợi của môi trường.- Sản xuất rau sạch, nhân giống cây trồng.
Gợi ý trả lời câu hỏi sách giáo khoa
1) Cường độ ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp như thế nào ?
Gợi ý trả lời : Chúng ta biết rằng sự ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đối với quang hợp phụ thuộc vào nồng độ CO2. Khi nồng độ CO2 thấp, tăng cường độ ánh sáng cường độ quang hợp tăng không nhiều nhưng khi nồng độ CO2 tăng lên nếu tăng cường độ ánh sáng thì cường độ quang hợp tăng mạnh. Với nồng độ CO2 thích hợp khi cường độ ánh sáng đã vượt điểm bù, cường độ quang hợp tăng tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng cho đến điểm no ánh sáng, trên đó có tăng cường độ ánh sáng, cường độ quang hợp không tăng. Sự phụ thuộc của quang hợp vào cường độ ánh sáng còn tùy thuộc vào đặc trung sinh thái của loài cây ( cây ưa sáng, cây chịu bóng, cây trên cạn, cây dưới nước,....)
2) Vai trò của nước trong pha sáng của quang hợp ?
Gợi ý trả lời :Nước là nguyên liệu cho phản ứng quang li phân nước, xảy ra trong pha sáng. Có quang phân li nước mới có H+ và e tham gia vào chuỗi chuyền điện tử trong màng tilacoit để hình thành chất khử NADPH và làm xuất hiện gradien nồng độ H+ qua màng tilacoit là cơ sở để tổng hợp ATP trong quang hợp.
3) Trình bày sự phụ thuộc của quang hợp vào nhiệt độ.
Gợi ý trả lời : Nhiệt độ ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong quang hợp. Thứ hai mở mỗi cây có giới hạn nhiệt độ riêng, nếu vượt qua hoặc thấp hơn giới hạn nhiệt độ sẽ làm cây ngừng quang hợp và chết.
Nhiệt độ cực tiểu làm ngừng quang hợp ở những loài khác nhau thì khác nhau. Thực vật vùng cực, núi cao và ôn đới ngừng quang hợp ở nhiệt độ -5 độ C, thực vật á nhiệt đới 0 đến 2 độ C, thực vật nhiệt đới, 4 đến 8 độ C,...
Nhiệt độ cực đại làm ngừng quang hợp cũng khác nhau ở từng loài cây. Cây ưa lạnh thì 12 độ C, cây ưa nhiệt ở vùng nhiệt đới thì 50 độ C,.....
4) Cho ví dụ về vai trò của các nguyên tố kháng trong hệ sắc tố quang hợp?
Gợi ý trả lời : Muối khoáng ảnh hưởng đến nhiều mặt của quang hợp như :
Fe tham gia vào quá trình tổng hợp pocfirin nhân diệp lục, Mg, N tham gia vào cấu trúc phân tử của diệp lục Muối khoáng (K) tham gia điều tiết độ mở của khí khổng cho CO2 khuếch tán vào lá.
Mn, Cl có vai trò liên quan đến quá trình phân li nước.