Sinh học 11 [CB] bài 23 Hướng động
Cảm ứng là phản ứng của sinh vật đối với kích thích. Cảm ứng ở động vật có những đắc điểm khác so với cảm ứng ở động vật. Chúng ta cùng v...
https://baihocmoi.blogspot.com/2014/01/sinh-hoc-11-cb-bai-23-huong-ong.html
I. Khái niệm hướng động
Hướng động (vận động định hướng) là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ môi trường.
Có 2 loại hướng động chính:
+ Hướng động dương (Sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích)
+ Hướng động âm (Sinh trưởng theo hướng tránh xa nguồn kích thích)
II. Các kiểu hướng động
1. Hướng sáng
- Thân cây có xu hướng cong về nguồn sáng(hướng sáng dương)
- Rễ cây cong ngược nguồn sáng (hướng sáng âm)
2. Hướng trọng lực
- Đỉnh rễ cây sinh trưởng theo hướng trọng lực - hướng trọng lực dương.
- Đỉnh thân sinh trưởng hướng ngược lại của trọng lực - hướng trọng lực âm
3. Hướng hoá
- Hướng hóa là phản ứng của cây đối với các hợp chất hóa học.
- Hướng hoá dương : Đối với các chất dinh dưỡng cần thiết.
- Hướng hoá âm : Đối với các chất độc cho cây
4. Hướng nước
- Hướng nước là sự sinh trưởng của cây hướng tới nguồn nước.
- Rễ cây hướng nước dương.
5. Hướng tiếp xúc
- Hướng tiếp xúc là phản ứng sinh trưởng của cây đối với sự tiếp xúc.
- Cơ sở của sự uốn công trong tiếp xúc:
+ Do sự sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại 2 phía của cơ quan.
+ Các tế bào tại phía không được tếp xúc kích thích sinh trưởng nhanh hơn làm cơ quan uốn công về phía tiếp xúc.
III. Vai trò của hướng động đối với đời sống thực vật
- ?
+ Tìm đến nguồn sáng để quang hợp. Ví dụ: cây mọc ở sát bức tường cao luôn hướng xa tường có ánh sáng hơn; đạt cây ở cửa sổ luôn sinh trưởng hướng ra khỏi cửa sổ.
- Nêu vài trò của hướng hóa đối với sự dinh dướng khóa và nước của cây
+ Đảm bảo cho rễ mọc vào đất dữ cây, để hút nước cùng với các chất khoáng có trong đất
+ Nhờ có tính hướng hóa rễ cây sinh trưởng hướng tới nguồn nước và phân bón.
- Hãy nêu những loài cây trồng có hướng tiếp xúc
+ Cây mướp, bầu, bí, dưa leo, nho, củ từ, đậu cô ve,....