489699791146319
Loading...

Sinh học 11 [CB] bài 28 Điện thế nghỉ

  I. Khái Niệm Điện Thế Nghỉ Điện thế nghỉ là sự chênh lệch về điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía ...

 
I. Khái Niệm Điện Thế Nghỉ
Điện thế nghỉ là sự chênh lệch về điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng tế bào tích điện âm so với phía ngoài màng tế bào tích điện dương.
II. Cơ Chế Hình Thành Điện Thế Nghỉ
Nguyên nhân có điện thế nghỉ chủ yếu là do 3 yếu tố:
- Sự phân bố ion ở hai bên màng tế bào và sự di chuyển của các ion qua màng tế bào
- Tính thấm có chọn lọc của màng tế bào đối với ion
- Bơm Na – K
a. Sự phân bó ion, sự di chuyển của ion và tính thấm của màng tế bào đối với ion
- Bên trong tế bào ion kali có nồng độ cao hơn, ion Natri có nồng độ thấp hơn so với bên ngoài tính thấm của ion K+ tăng, cổng K+ mở
- Ion Kali sẽ di chuyển từ trong ra ngoài và nằm sát mặt ngoài màng tế bào làm cho mặt ngoài tích điện dương so với mặt trong tích điện âm
b. Vai trò của bơm Na - K
- Bơm Na – K có bản chất là Prôtêin nằm trên màng tế bào. Có vai trò vận chuyển Kali từ bên ngoài trả vào bên trong làm cho nồng độ Kali bên trong luôn cao hơn bên ngoài giúp duy trì điện thế nghỉ

Hướng dẫn trả lời các câu hỏi sách giáo khoa
1. Điện thế nghỉ là gì? Điện thế nghỉ được hình thành như thế nào?
Gợi ý trả lời: Điện thế nghỉ (là sự chênh lệch về điện thế giữa 2 bên màng tế bào) có ở tế bào đang nghỉ (không bị kích thích). Ví dụ điện thế nghỉ ở tế bào cơ đang giãn nghỉ, ở tế bào thần kinh không bị kích thích
  Ion K+ đóng vai trò quan trọng trong cơ chế hình thành điện thế nghỉ vì ion K+ tích điện dương đi từ trong ra ngoài màng và nằm sát lại mặt ngoài màng tế bào làm cho mặt ngoài màng tế bào tích điện dương so với mặt trong tích điện âm.
2. Chọn phương ản đúng: Mặt ngoài của màng tế bào thần kinh ở trạng thái nghỉ ngơi (không hưng phấn) tích điển.
A. Dương   B.Âm     C.Trung tính         D. Hoạt động
Gợi ý trả lời: Đáp án A
Các bài tập trắc nghiệm
1. Điện thế nghỉ là gì?
A. Là điện thế xuất hiện do sự phân bố không đồng đều các ion K+ và Ca2+ ở hai bên màng tế bào.
B. Là điện thế xuất hiện khi tế bào thần kinh đang nghỉ bị kích thích hưng phấn.
C. Là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào nghỉ ngơi (ngoài màng tích điện dương, trong màng tích điện âm).
D. Là điện thế xuất hiện do sự chênh lệch áp suất hai bên màng tế bào. 
2. Khi tế bào ở trạng thái nghỉ ngơi:
A. Cổng K+ và Na+ cùng mở.
B. Cổng K+ đóng, Na+ mở.
C. Cổng K+ mở, Na+ đóng.
D. Cổng K+ Và Na+ cùng đóng. 
3. Ý nào sau đây không phải là yếu tố chủ yếu trong cơ chế hình thành điện thế nghỉ? 
A. Sự phân bố ion K+ và Na+ đồng đều ở hai bên màng tế bào.
B. Bơm Na - K.
C. Sự phân bố ion không đều ở hai bên màng tế bào.
D. Tính thấm có chọn lọc của màng tế bào đối với ion (cổng ion mở hay đóng). 
4. Sự phân bố các ion Na+ ở 2 bên màng tế bào như sau: 
A. Nồng độ bên trong tế bào là 50 mmol/l; nồng độ ở dịch ngoại bào là 15 mmol/l.
B. Nồng độ bên trong tế bào là 15 mmol/l; nồng độ ở dịch ngoại bào là 150 mmol/l.
C. Nồng độ bên trong tế bào là 460mmol/l; nồng độ ở dịch ngoại bào là 400 mmol/l.
D. Nồng độ bên trong tế bào là 400 mmol/l; nồng độ ở dịch ngoại bào là 460 mmol/l. 
5. Ở trạng thái nghỉ của tế bào, ion nào từ dịch bào đi ra dịch ngoại bào dễ dàng vì kích thước nhỏ và xuôi chiều gradien nồng độ? 
A. Na+.
B. SO42-.
C. K+.
D. K+, Na+. 
6. Sự khác nhau về nồng độ ion giữa dịch mô và dịch tế bào là do
A. loại ion ở trong màng.
B. cấu tạo của màng tế bào.
C. lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu.
D. tính thấm có chọn lọc của màng sinh chất và lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu
7. Một chỉ số quan trọng để đánh giá tế bào, mô hưng phấn hay không hưng phấn là:
A. điện thế hoạt động.
B. điện tế bào.
C. điện thế nghỉ.
D. điện năng. 
8. Thế nào là hưng tính? 
A. Là điện thế xuất hiện khi tế bào thần kinh hưng phấn do bị kích thích.
B. Là điện thế có ở màng tế bào đang nghỉ bị kích thích.
C. Là khả năng nhận và trả lời kích thích của tế bào.
D. Là sự biến đổi lí, hoá, sinh xảy ra trong tế bào bị kích thích. 
9. Vì sao trong điện thế hoạt động xảy ra giai đoạn mất phân cực? 
A. Do Na+ đi ra làm trung hoà điện tích âm trong màng tế bào.
B. Do K+ đi vào làm trung hoà điện tích âm trong màng tế bào.
C. Do Na+ đi vào làm trung hoà điện tích âm trong màng tế bào.
D. Do K+ đi ra làm trung hoà điện tích âm trong màng tế bào.


Đáp án trắc nghiệm sẽ được công bố ở bài sau 

Bài tập nâng cao:
Tìm từ phù hợp điền vào chỗ trống thay cho các số 1,2
 Điện thế nghỉ là sự ...(1)...giữa hai bên màng tế bào nghỉ ngơi, phía bên trong màng...(2)...so với bên ngoài màng điện dương
Sinh học 11 2117945893123105407

Đăng nhận xét

Trang chủ item