489699791146319
Loading...

Sinh học 11 bài 2 [CB] Vận chuyển các chất trong cây

Trong cây có các dòng vận chuyển vật chất sau: - Dòng mạch gỗ vận chuyển nước và các ion khoáng từ đất vào đến mạch gỗ của rễ rồi tiếp tục...

Trong cây có các dòng vận chuyển vật chất sau:
- Dòng mạch gỗ vận chuyển nước và các ion khoáng từ đất vào đến mạch gỗ của rễ rồi tiếp tục dâng lên theo mạch gỗ trong thân để lan tỏa đến lá và các thành phần khác của cây
- Dòng mạch rây vận chuyển chất hữu cơ và các ion khoáng di động  như K+, Mg2+,... từ tế bào quang hợp trong phiến lá vào cuống lá rồi đến nơi có nhu cầu sử dụng

I.Dòng mạch gỗ


1. Cấu tạo của mạch gỗ
- Mạch gỗ gồm các tế bào chết được chia thành 2 loại: quản bào và mạch ống.
- Các tế bào cùng loại không có màng và các bào quan tạo nên ống rỗng dài từ rễ đến lá- Dòng vận chuyển dọc.
- Các tế bào xếp sát vào nhau theo cách lỗ ben của tế bào này khớp với lỗ bên của tế bào kia-Dòng vận chuyển ngang.
- Thành mạch gỗ được linhin hóa tạo mạch gỗ bền chắc.

2. Thành phần của dịch mạch gỗ
Dịch mạch gỗ chủ yếu là nước, các ion khoáng, ngoài ra còn các chất hữu cơ như axit amin, vitamin, amit, hoocmon,...
3. Động lực đẩy của mạch gỗ
- Lực đẩy(Áp suất rễ). ? Qua những đêm ẩm ướt, vào buổi sáng thường có những giọt nước xuất hiện trên đầu tận cùng của chiếc lá (đặc biệt, thường thấy ở lá của cây một mầm), hiện tượng đó gọi là sự ứ giọt (Hình 2.4 sách giáo khoa). Giải thích nguyên nhân của hiện tượng ứ giọt.
Gợi ý trả lời:
Ban đêm cây hút nước nhiều và nước được chuyển theo mạch gỗ lên lá và thoát ra ngoài. Nhưng qua những đêm ẩm ướt, độ ẩm tương đối của không khí quá cao, bão hòa hơi nước, không thể hình thành hơi nước để thoát vào không khí như ban ngày, do đó mức ứ nước qua mạch gỗ ở tận các đầu cuối của lá, nơi có thủy khổng và do các phần từ nước có lực liên kết với nhau tạo nên sức căng bề mặt, hình thành nên giọt nước hình tròn treo đầu lá, đặc biệt, hiện tượng ứ giọt thường xuất hiện ở cây một lá mầm như ngô, cỏ,..

- Lực hút do thoát hơi nước ở lá.
- Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.
Nhờ có lực liên kết này đảm bảo dòng mạch gỗ liên tục trong cây

II. Dòng mạch rây

1. Cấu tạo của mạch rây
- Mạch rây gồm các tế bào sống, không rỗng được chia thành 2 loại: Tb ống rây và tb kèm.
- Tế bào ống rây là loại tế bào chuyên hóa cao cho sự vận chuyển.
- Tế bào kèm nằm cạnh tế bào ống rây, cung cấp năng lượng cho tế bào ống rây.

2. Thành phần của dịch mạch rây.
Dịch mạch rây gồm:
- Đường saccarozo( 95%), các aa, vitamin, hoocmon thực vật, ATP…
- Một số ion khoáng sử dụng lại, nhiều kali làm cho mạch rây có pH từ 8.0-8.5.
3. Động lực của dòng mạch rây.
- Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá: nơi tổng hợp saccarôzơ)có áp suất thẩm thấu cao và các cơ quan chứa( rễ, hạt: nơi saccarôzơ được sử dụng, dự trữ) có áp suất tháp hơn.
 So sánh mạch gỗ và mạch rây

Trả lời câu hỏi và bài tập

1. Chứng minh cấu tạo của mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ lên lá
Gợi ý trả lời:
Mạch gỗ gồm các quản bào và mạch ống đều là những tế bào chết khi chúng thực hiện chức năng mạch dẫn, chúng trở thành các ống rỗng, không có màng, không có các bào quan. Các đầu cuối và vách bên đục thủng lỗ. Vách được linhin hóa bền chắc chịu được áp lực của dòng nước bên trong. chúng nối nhau thành những ống dài từ rễ lên đến tận các tế bào nhu mô của lá, tạo thuận lợi cho dòng vân chuyển nhựa nguyên di chuyển bên trong. Các ống xếp sít nhau cùng loại (Quản vào- Quản bào, mạch ống - mạch ống) hay khác loại (quản bào - mạch ống) theo cách lỗ bên của một ống sít khớp với lỗi bên của ống bên cạnh, đảm bảo cho dòng vận chuyển bên trong được liên tục nếu số ống dẫn nào đó bị hư hay bị tắc và cũng là con đường cho dòng vận chuyển ngang.

2.Động lực nào giúp dòng nước và các ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá ở những cây gỗ cao lớn hàng chục mét ?
Gợi ý trả lời:

3.Nếu một ống mạch gỗ bị tắc, dòng mạch gỗ trong ống đó có thể tiếp tục đi lên được không? Vì sao?
Gợi ý trả lời:

4. Động lực nào đẩy dòng mạch rây từ lá đến rễ và các cơ quan khác
Gợi ý trả lời:
Sự chênh lệch về áp suất thẩm thấu giữa cơ quan cho (lá) và cơ quan nhận (rễ, quả, hạt,...).
Cụ thể: Động lực của dòng mạch rây là sự chênh lệch giữa cơ quan cho (nơi sacarozo được tạo thành) có áp suất thẩm thấu cao và cơ quan nhận (nơi sử dụng sacarozo hay lưu trữ) có áp suất thẩm thấu thấp. Khi nối các tế bào của cơ quan cho với tế bào của cơ quan nhận thì dòng mạch rây chảy từ nơi có áp suất thẩm thấu cao đến nơi có áp suất thẩm thấu thấp.


 Chúc các em học giỏi!
Sinh học 11 2398689526267575478

Đăng nhận xét

Trang chủ item